Giờ chuẩn

Linh Kiện Máy Tính Giá Tốt

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Người Áo Lam – Tiền công đức, tiền bố thí, các vật phẩm được bá tánh cúng dường cho nhà chùa được gọi là của vô trụ, vô trụ tức là không có gốc, không của riêng ai. Nhiều người nghĩ không của riêng ai thì ai cũng có thể lấy làm của riêng. Đây là suy nghĩ thiển cận và sai lầm. Trong cái nhìn nhân quả, có mượn tất phải trả, vật không của ai thì không thể trả, cái khổ của người mang nợ mà không thể trả nợ chỉ có người trong cuộc mới thấu hiểu. Mời bạn đọc bài viết sau đây để hiểu thêm về": “Đồ nhà chùa, chùa mà không chùa”
Có nhiều người quan niệm, đồ chùa cứ dùng thoải mái mà không hề nghĩ đây là những vật dụng do các Phật tử cúng dường cho Tam Bảo tạo phước. Chính vì thế nếu những ai chiếm cứ làm của riêng thì rất dễ mang nợ bá tánh, không biết khi nào mới trả hết.

Day dứt khi dùng đồ của chùa

Câu chuyện người đàn bà trên 70 tuổi bắt xe ôm đưa 3 chiếc ghế dựa bằng gỗ cũ kĩ, bị hư hỏng khá nặng đến trả lại cho chùa Phúc Lâm (Đồng Nai) ngày 6/8 khiến cho không ít người cảm thấy khó hiểu.
dung-do-chua (2)
Ba cái ghế dựa cũ được đem trả lại cho chùa Phúc Lâm
Theo như bà này thì nguồn gốc của 3 chiếc ghế là của chùa và nay xin mang lại trả. Bà còn xin góp 100.000 đồng để làm lễ vía Đức mẹ Quán Thế Âm và vội vã ra về.
Được biết ngôi chùa Phúc Lâm hồi xưa do cố Hòa thượng Thích Phúc Thành lập ra. Năm 1980, chùa bị trưng dụng làm nơi bồi dưỡng chính trị cho các cán bộ của thành phố Biên Hòa nên các tượng Phật, Bồ tát, pháp khí… đồ dùng của chùa đều bị đưa ra khỏi chùa.
“Chính vì thế 3 chiếc ghế dựa cũ được mang trả lần này có thể là những đồ vật được đưa ra khỏi chùa vào thời điểm đó. Ba chiếc gỗ đã cũ chẳng đáng là bao. Nếu như bà ấy đem bỏ đi thì chắc chắn chả ai biết được đó là đồ của chùa.
Tuy nhiên, thông thường khi tuổi đã xế chiều, người ta hay nghĩ đến những việc đã làm. Có thể lúc này bà này cảm thấy trong lòng day dứt, bất an nên đã mang trả lại cho chùa, như để chuộc lại một phần lỗi lầm trước đây”, thầy trụ trì chùa Phúc Lâm tâm sự

Tất cả là do không hiểu giáo lý

Nói về việc điều này Đại đức Thích Thái Dương, tu tập tại chùa Hòa Long, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa lý giải:
“Lâu nay dân gian vẫn có câu đồ chùa cứ dùng thoải mái. Mà nhiều người không hiểu các vật dụng của nhà chùa là đồ chung, của Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Đây là những đồ vật do bá tánh thập phương hùn tiền mua cúng dường vào chùa tạo phước.
Đã là đồ chung thì đúng là ai dùng cũng được, nhưng dùng thì phải mang nợ người nào mua đến. Cái nợ trong dân gian với 1 cá nhân nào đó có thể mang trả được, nhưng còn nợ của chung (rất nhiều người) đối với bá tánh thì biết khi nào mới trả cho hết.”
dung-do-chua (1)
Đồ của chùa là của chung, nếu ai lấy làm của chung thì mang nợ khó trả (ảnh chụp Chùa Bửu Hưng/ Chùa Cã Cát (thế kỷ 18 - 20) - Lai Vung, Đồng Tháp - nguồn internet)
Theo Đại đức Thích Thái Dương việc lấy đồ trong chùa về nhà dùng ở các chùa miền Nam thì ít, còn miền Bắc khá nhiều. Các chùa ngoài đó do ít có các thầy ở tu tập, mà đa số là chùa làng. Có một số chùa do người dân coi xóc, nên cũng rất dễ có việc những người này lấy một số đồ trong chùa mang về nhà dùng
Đại đức Thích Thái Dương vẫn nhớ một câu chuyện đó là một lần có cặp vợ chồng đem 1 cái bàn và 1 chiếc giường vào chùa xin được trả lại.
Khi quý thầy hỏi thì cặp vợ chồng này cho biết hồi xưa người bố đã lấy gỗ của chùa mang về nhà làm nên những vật dùng này. Bố mất, con cái tiếp tục sử dụng, nhưng trong nhà luôn có những bất trắc, người vợ thường xuyên đau ốm.
Chính vì thế vợ chồng đi coi bói và được cho biết nghiệp này do người nhà lấy đồ của chùa dùng, nếu đã lấy cái gì ở đâu thì phải đem trả mới hết nghiệp. Vợ chồng lo sợ nên vội đem những vật dụng này đến chùa để trả.
“Nhìn cái bàn và cái giường đã cũ và hư nhiều nhưng vì thấy tấm lòng biết hướng thiện và mong họ yên tâm tạo phước nên quý thầy đã nhận lại các đồ dùng đó. Nghe đâu người vợ sau này không bị bệnh nữa.”
Tất cả những điều này xuất phát có thể là do họ không nắm rõ giáo lý nhân quả của đạo Phật. Những người này không có kiến thức cơ bản của một người Phật tử nên mới hành đồng như thế. Cũng may có nhiều người sau khi sử dụng một thời gian hiểu ra và mang trả lại cho chùa”, đại đức Thích Thái Dương chia sẻ.
Hoài Lương
Tags: → Tin tức

Dùng đồ nhà Chùa, "Chùa" mà không "Chùa"

By: Unknown → Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

0 nhận xét:

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Các băng đảng xã hội đen Hàn Quốc chủ yếu kinh doanh hộp đêm, quán bar, hành nghề bảo kê và không hề tồn tại “nghĩa khí trượng phu” mà dân gian thường ấn tượng.
a
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Chính sách Hình sự Hàn Quốc, hiện nước này có hơn 200 tổ chức “xã hội đen”, hơn 30 băng nhóm và quy mô hơn 100 người mỗi tổ chức. Những tổ chức này đa phần nằm ở thủ đô hoặc những thành phố lớn, trong đó 15 tổ chức đã có lịch sử hơn 30 năm. Cuộc sống của các thế lực ngầm này được nhiếp ảnh gia Yang Seung Woo ghi lại một cách chân thực.
b
Yang Seung Woo thực hiện bộ ảnh để tưởng niệm người bạn thời thơ ấu. Bạn của ông từng tham gia trong băng đảng xã hội đen, phải ngồi tù vì tội cố ý giết người. Để bảo vệ bí mật của băng đảng, người này đã tự sát trong tù. Bộ ảnh của Yang ghi lại hình ảnh cuộc sống thật đằng sau vẻ “máu lạnh” của thành viên băng nhóm xã hội đen.
d
Tờ JoongAng Ilbo của Hàn Quốc cho rằng hiện lưu hành 7 cách hiểu sai về xã hội đen, gồm: có thể ra sống vào chết vì nghĩa khí, sống nhờ vào các khu vui chơi giải trí, thường kinh doanh các ngành nghề mát-xa, kiếm những khoản tiền kếch xù, buôn bán ma túy, thường gây chiến do lấn chiếm địa bàn hoạt động, nếu phản bội tất sẽ bị báo thù.
a
Trên thực tế, thành viên các tổ chức xã hội đen có thể tự nguyện tách khỏi băng đảng, các tổ chức cùng trên một khu vực thường ít xảy ra xung đột trực tiếp, thậm chí buôn bán ma túy còn là điều cấm kỵ. Nếu có xung đột, chủ yếu xuất phát từ ân oán cá nhân.
f
Một ấn tượng khác về tổ chức xã hội đen là họ thường gắn kết với nhau bởi nghĩa khí, nhưng thực tế không có gì là miễn phí hoàn toàn. Chỉ cần liên quan tới tiền bạc và sự nghiệp, dù là anh em ruột thịt cũng rất sòng phẳng. Thậm chí, họ còn giấu nhau mức thu nhập cá nhân, giữa họ không có “nghĩa khí trượng phu” mà dân gian thường ấn tượng.
f
Tổ chức xã hội đen thông qua các hoạt động bảo vệ, gián tiếp quản lý, trực tiếp kinh doanh các hộp đêm, quán bar… thu được những khoản lợi kếch xù.
y
Điều đáng chú ý là trong tổ chức xã hội đen, người có thu nhập cao nhất không phải là anh cả của băng đảng, càng không phải là “người tài” có học lực cao.
a
Nếu xếp thứ tự mức thu nhập từ cao đến thấp trong băng đảng, sẽ là: Anh hai – anh cả – đội trưởng – cố vấn – nhân viên bình thường. Nếu dựa vào học lực, thứ tự mức thu nhập từ cao tới thấp sẽ là: Tốt nghiệp cấp hai – tốt nghiệp cấp ba – tốt nghiệp đại học/cao đẳng – tốt nghiệp tiểu học.
b
Vào năm 1997, khi khủng hoảng tài chính xảy ra, các tổ chức xã hội đen Hàn Quốc thông qua con đường cho vay nặng lãi đã tích lũy được nguồn tiền nhất định. Các băng đảng dùng số tiền này đầu tư vào những khu vực vui chơi giải trí, đồng thời phát triển các ngành nghề như bất động sản, nghệ thuật, môi giới việc làm.
a
Một số ngành như cho vay nặng lãi, mở sòng bạc bất hợp pháp, bảo kê cho một số ông chủ…vẫn là những công việc chủ yếu của các băng đảng. Ngoài ra, kinh doanh khách sạn cũng là một ngành có nhiều ông chủ là thành viên của tổ chức xã hội đen, vì ngành này dễ giấu giếm nguồn gốc tài sản.
a
Một thành viên xã hội đen chia sẻ: “Mới đầu, mọi người cùng làm tại một hộp đêm, nhưng qua 30 tuổi các thành viên thường tự mở một cơ sở của riêng mình. Cơ sở kinh doanh này không phải tổ chức xã hội đen gây dựng cho, mà dựa vào nguồn tiền và năng lực của cá nhân. Nếu có giúp đỡ thì tổ chức xã hội đen chỉ giới thiệu cho nơi kinh doanh, còn lại là tự làm”.
a
Một nhân viên cố vấn cấp cao của băng đảng xã hội đen khác thì bộc bạch: “Các đàn em làm sai việc gì cũng không thể đánh tùy tiện. Nếu đánh nó, nó còn gọi cả cảnh sát đến. Bây giờ tiếng nói của anh cả không còn tác dụng nhiều, cho ít tiền thì còn nghe lời anh cả, không có gì nữa thì vị trí của anh cả cũng trở thành vô nghĩa”.
a
Đa số người dân Hàn Quốc đều không thiện cảm đối với các băng đảng xã hội đen. Họ coi tổ chức xã hội đen là ung nhọt của xã hội, là công cụ của các nhân vật chính trị hoặc những kẻ lắm tiền nhiều của, ức hiếp kẻ yếu trong xã hội. Vì thế, truy quét, nhổ tận gốc những băng đảng này là mong muốn chung của xã hội Hàn Quốc.
Tags: → Tin tức

Bên trong băng đảng xã hội đen Hàn Quốc

By: Unknown → Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

0 nhận xét:

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

© 2014 Máy Tính Toàn Phong - Proudly Powered by Blogger.
Thiết kếSite này tháng 6/2014